Bình sữa của bé khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài sẽ dễ trở thành điều kiện lý tưởng cho các vi sinh vật như virus, vi khuẩn và nấm “trú ngụ”. Chúng là những tác nhân gây bệnh, có thể đi vào sữa và xâm nhập vào cơ thể qua đường uống, khiến bé bị tiêu chảy, nhiễm nấm…….Do đó, việc vệ sinh bình sữa sạch sẽ trước khi cho con bú rất quan trọng, tuy nhiên trong quá trình này không ít ba mẹ mắc phải những sai lầm khiến việc vệ sinh bình trở thành “con số 0” từ đó sức khỏe của bé vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
1. Chỉ rửa với nước sạch
Nước sạch chỉ có thể loại bỏ các vết cặn sữa có thể nhìn thấy dễ dàng, còn về lớp váng dầu, các lớp màng sữa bám dính chắc chắn trên thành bình, nước sạch hoàn toàn không thể loại bỏ được. Từ đó vi khuẩn, virus vẫn có thể sinh sôi và phát triển mạnh mẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Thay vì chỉ dùng nước sạch, ba mẹ hãy tìm đến nước rửa bình chuyên dụng, nếu lo lắng về hóa chất, hãy tìm hiểu thật kỹ các dòng sản phẩm uy tín, có thành phần thân thiện và an toàn giúp bảo vệ sức khỏe của bé cũng như vệ sinh bình được sạch sẽ nhất có thể. Ngoài ra, một phương pháp hữu ích không kém đó là vệ sinh bình sữa bằng nước sôi
Không nên vệ sinh bình sữa với nước
2. Không tháo rời các bộ phận khi vệ sinh bình sữa
Không tháo rời các bộ phận khi vệ sinh bình sữa cho bé là sai lầm phổ biến của nhiều bậc phụ huynh. Bình sữa thường có phần khớp xoay, núm bình, van chống sặc – những bộ phận thường có cặn sữa dễ bị đọng lại, nếu không tháo rời và vệ sinh kỹ lượng vi khuẩn lớn lại tiếp tục sinh sôi và trú ngụ ở những vị trí này.
3. Thường xuyên khử trùng bình ở nhiệt độ cao
Phần lớn các loại bình sữa đều được sản xuất bằng nhựa trong khi đó nhựa lại không quá bền với nhiệt, vì thế nếu đun sôi quá nhiều lần ở nhiệt độ cao có thể khiến bình bị vỡ đồng thời có thể làm biến đổi các chất trong bình. Không những vậy, nếu ba mẹ chọn phải bình có chất liệu nhựa không được đảm bảo, khi đun sôi có thể làm các chất độc hại giải phóng ra bên ngoài.
Bình sữa UPIS được làm từ nhựa PPSU cao cấp được khuyên dùng trong y tế với khả năng chịu nhiệt lên đến 200 độ C. Tuy nhiên, để tốt nhất cho bé, mẹ chỉ nên khử trùng bình sữa UPIS bằng nhiệt độ cao tối đa 1 lần/ ngày, vệ sinh bình sữa những lúc còn lại nên dùng dung dịch rửa chuyên dụng.
Có thể tiệt trùng bình sữa ở nhiệt độ cao nhưng không nên thường xuyên
4. Khử trùng bình chậm trễ
Vệ sinh bình sữa đúng cách còn cần phải được thực hiện ngay sau khi bé uống sữa xong vì vốn dĩ vi khuẩn sản sinh vô cùng nhanh chóng chỉ trong thời gian làm tăng nguy cơ bé mắc các bệnh về đường tiêu hóa, nhiễm trùng.
5. Sau khi vệ sinh bình sữa để nước đọng lại trong bình
Thêm một sai lầm nữa mà ba mẹ thường mắc phải đó là sau khi vệ sinh bình sữa cho trẻ sơ sinh xong thường không để cho bình khô hẳn mà đậy nắp cất trong bình vẫn ẩm nước. Vi khuẩn hoàn toàn có thể xâm nhập vào nước trong quá trình vệ sinh bình sữa , từ đó bám vào bình và sinh sôi ở đây.
Vì thế, cách vệ sinh bình sữa sau mỗi lần bú là hãy hong khô bình sữa an toàn mới tiếp tục đậy nắp và bảo quản trong tủ kín. Mẹ có thể lau khô bình sữa bằng khăn giấy hoặc để bình sữa ráo tự nhiên ở nơi thoáng mát, tránh nắng trực tiếp.
Sai lầm khi không để bình khô
Cách vệ sinh bình sữa UPIS đúng cách
– Bước 1: Tháo rời tất cả các bộ phận của bình sữa vì cặn sữa có thể nằm trong các kẽ cổ bình, nắp bình và núm vú
– Bước 2: Làm sạch kỹ tất cả các bộ phận bằng bàn chải mềm và chất tẩy rửa được thiết kế dành riêng cho trẻ em. Cuối cùng, rửa lại bình với nước sạch và để ráo nước.
– Bước 3: Khử trùng bình sữa. UPIS được làm từ nhựa PES và PPSU với khả năng chịu được nhiệt độ từ -20 độ đến 200 độ vì thế mẹ có thể tiệt trùng thoải mái bằng nước sôi trong vòng 1 phút.
Lưu ý tránh sử dụng lò vi sóng hoặc máy rửa bát bởi có thể xảy ra hiện tượng biến dạng sản phẩm.
Trên đây là những sai lầm ba mẹ cần tránh trong quá trình vệ sinh bình sữa cho bé.
>>>Xem thêm: Làm sao để trẻ bú bình không bị đầy hơi chướng bụng sau ti?
*Thông tin sưu tầm*