Những nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi trong thời gian dài?

Những nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi trong thời gian dài?

Sổ mũi là tình trạng phổ biến ở trẻ, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, dai dẳng đó có thể là dấu hiệu của nhiều nguyên nhân tiềm ẩn mà ba mẹ cần đặc biệt lưu ý như: 

  • Dị ứng: Trẻ bị sổ mũi lâu ngày có thể do dị ứng phấn hoa, lông thú, do bụi mịn hoặc do thay đổi thời tiết. Nếu tình trạng này diễn ra liên tục và ngứa mũi thì rất có thể trẻ đang gặp phải viêm mũi dị ứng.
  • Nhiễm virus hoặc vi khuẩn: Bệnh cảm lạnh thường do virus gây ra dẫn đến việc trẻ bị sổ mũi dai dẳng từ 7-10 ngày. Tuy nhiên, nếu kéo dài hơn kèm các dấu hiệu như đờm xanh, sốt cao thì rất có thể trẻ bị nhiễm khuẩn hoặc viêm xoang.
  • Viêm mũi kéo dài: Khi hệ miễn dịch của bé còn yếu, niêm mạc mũi dễ bị viêm do tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc không khí khô, khiến tình trạng sổ mũi trở nên dai dẳng.
  • Bệnh lý hô hấp mãn tính: Một số bệnh như viêm VA, viêm xoang, hen suyễn hoặc trào ngược dạ dày cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi lâu ngày không khỏi.

Các triệu chứng nhận biết trẻ bị sổ mũi

Một số dấu hiệu khi trẻ bị sổ mũi mà ba mẹ cần lưu ý như:

  • Chảy nước mũi: Bé có thể bị chảy nước mũi trong suốt, loãng khi mới bắt đầu. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, dịch mũi có thể chuyển sang màu vàng hoặc xanh.
  • Nghẹt mũi: Trẻ có thể thở khó khăn, phải há miệng để thở, đặc biệt là vào ban đêm. Điều này có thể khiến bé quấy khóc, khó ngủ hoặc bú kém.
  • Hắt hơi liên tục: Khi niêm mạc mũi bị kích thích bởi virus, vi khuẩn hoặc dị ứng, bé sẽ hắt hơi nhiều để đẩy chất nhầy ra ngoài.
  • Ho và khò khè: Khi dịch mũi chảy xuống họng, trẻ có thể bị ho, nhất là vào ban đêm hoặc sau khi ngủ dậy. Một số trẻ còn có dấu hiệu khò khè do đờm tích tụ.
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao: Nếu sổ mũi do cảm lạnh, trẻ có thể sốt nhẹ. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân là do nhiễm khuẩn, trẻ có thể sốt cao trên 38,5°C kèm theo mệt mỏi.
  • Bên cạnh đó, còn một số triệu chứng khác như: trẻ bị ngứa mũi liên tục, biếng ăn, quấy khóc nhiều
Các triệu chứng nhận biết trẻ bị sổ mũi
Các triệu chứng nhận biết trẻ bị sổ mũi

Phương pháp cải thiện tình trạng trẻ bị sổ mũi 

Sử dụng nước muối sinh lý

Việc sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh  giúp cho bé thoải mái, giảm dịch nhầy, hô hấp dễ dàng hơn. Ngoài ra, nước muối sinh lý còn giúp tiêu diệt vi khuẩn và bảo vệ sức khỏe mũi của trẻ. Để việc vệ sinh nước muối sinh lý đạt được hiệu quả cao nhất, ba mẹ nên cho bé nằm nghiêng và đảm bảo đầu của trẻ cao hơn chân. Điều này giúp trẻ không bị ngạt và sặc nước. Để biết thêm chi tiết về cách vệ sinh mũi cho bé, ba mẹ có thể tham khảo tại đây.

Ba mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh khi trẻ bị sổ mũi
Ba mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh khi trẻ bị sổ mũi

Bổ sung chất dinh dưỡng

Để trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh từ bên trong, việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng là rất quan trọng. Ba mẹ nên cho bé uống đủ nước, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật.

Xông hơi cho trẻ bằng nước ấm

Xông hơi bằng nước ấm là một phương pháp an toàn giúp cải thiện tình trạng sổ mũi ở trẻ. Hơi nước ấm giúp làm loãng dịch nhầy, làm thông thoáng đường thở và giúp bé dễ chịu hơn. Ba mẹ có thể chuẩn bị một chậu nước ấm, cho bé ngồi gần để hít hơi nước hoặc đơn giản hơn là tắm bé trong phòng kín hơi với nước ấm. 

Lưu ý không để bé tiếp xúc quá gần với nước nóng để tránh nguy cơ bỏng. Phương pháp này có thể áp dụng 1-2 lần/ngày để hỗ trợ bé hồi phục nhanh hơn.

Trẻ bị sổ mũi khi nào cần đến bác sĩ?

Trong hành trình khôn lớn, trẻ nhỏ không tránh khỏi những giai đoạn bị sổ mũi. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho bé, ba mẹ cần theo dõi sát sao các dấu hiệu bất thường và đưa trẻ đi khám kịp thời khi cần thiết. Một số dấu hiệu cảnh báo gồm:

  • Sốt cao trên 38°C kéo dài nhiều ngày.
  • Thở nhanh, khò khè, rút lõm lồng ngực.
  • Bé quấy khóc nhiều, đau tai.
  • Dịch mũi đặc, có màu vàng hoặc xanh trong nhiều ngày.
  • Ho kéo dài kèm nôn mửa, da tím tái.

Việc thăm khám sớm sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp như viêm phổi hoặc hen suyễn, bảo vệ sức khỏe lâu dài cho trẻ. Bằng sự quan tâm và chăm sóc đúng đắn, ba mẹ có thể giúp bé nhanh chóng hồi phục, hạn chế biến chứng và phát triển khỏe mạnh.

>>>Xem thêm: Làm sao để trẻ bú bình không bị đầy hơi chướng bụng sau ti?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0911.021.717
Liên Hệ Chúng Tôi Nhắn tin Facebook Zalo: 0911.021.717